Theo dõi Ibet88 bóng88 – casino ngay để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn cá cược siêu ưu đãi ngay hôm nay .
Bệnh tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở các giống gà chọi. Bệnh này thường xảy ra khi giao mùa hoặc những lúc thời tiết thay đổi đột ngột khiến gà không thích ứng kịp. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra ở những chú gà từ 2 tháng tuổi trở lên.Tụ huyết trùng ở gà chọi có 2 dạng với các dấu hiệu như sau:
- Thể quá cấp tính: Gà chọi bỏ ăn, lên cơn sốt cao, ủ rủ và lông xù lên. Mào gà trở nên tím tái. Miệng chảy nhớt và máu.
- Thể mãn tính: Gà sụt cân nhanh, có thể bị viêm khớp. Phân gà lỏng có dạng bột vàng.
Để điều trị căn bệnh này ở gà, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau:
Dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống sạch sẽ. Sử dụng các kháng sinh như: Streptomycin, Enrofloxaxin, Neomycin để điều trị cho gà. Để tăng sức đề kháng cho gà, bạn nên bổ sung thêm điện giải, vitamin C và B-Complex. Hiện tại, trên thị trường vẫn chưa có thuốc chuyên trị bệnh tụ huyết trùng ở gà. Vì vậy bạn nên chủ động phòng bệnh cho gà để tránh các thiệt hại có thể xảy ra. Xem thêm: CÁCH NUÔI GÀ CHỌI CHUẨN 2020Bệnh Newcastle
Một khi gà bị bệnh Newcastle, chúng sẽ có những biểu hiện như: gà chọi biếng ăn, lông xù, mào bị thâm, sã cánh, liên tục chảy nước mũi, nước mắt, phân có màu vàng hoặc xanh. Khi cầm gà dốc ngược thì thấy có nước chảy.Khi thấy các biểu hiện trên, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để giúp chúng nhanh khỏi bệnh:
- Bổ sung các thuốc bổ và điện giải trong nước uống hằng ngày của gà.
- Sử dụng vacxin Lasota cho gà chọi kể cả những con không bị bệnh.
- Dùng vôi hoặc thuốc chuyên dụng để khử trùng chuồng trại và dụng cụ ăn uống của gà.
- Sau khi gà khỏe trở lại, bạn có thể cho gà uống thêm sản phẩm giải độc gan và thận.
Bệnh nấm phổi ở gà
Bệnh nấm phổi có thể xuất hiện ở cả gà con và gà trưởng thành. Bệnh biểu hiện bằng những dấu hiệu khác nhau như sau:- Gà trưởng thành: Gà chọi sụt cân nhanh, khó thở (phải há mỏ để thở), khát nước. Khi giải phẫu gà sẽ thấy túi khí và phổi có nhiều chấm trắng, vàng, xanh lá.
- Gà con: mệt mỏi, chảy nước mũi, khó thở, mắt lờ đờ, lúc nào cũng đứng tách đàn.
Cách điều trị bệnh nấm phổi ở gà:
- Sử dụng kháng sinh Tricomycin, Nystatin, Mycostatin, Amphotericin B cho gà bị bệnh.
- Dùng hóa chất diệt nấm Brillian green, Crystal-violet,Iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 để hạn chế sự lây lan của những tế bào nấm.
- Bổ sung thuốc B-Complex hoặc Multi-vitamin vào nước uống hằng ngày của gà.
- Sát trùng, vệ sinh chuồng trại bằng Pividine hoặc Antivirus-FMB với tần suất 2-3 lần/ ngày.
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
Đây là căn bệnh thường gặp và gây nguy hiểm đến tính mạng của gà chọi. Khi mắc bệnh, gà thường có các biểu hiện sau:- Hắt hơi, khó thở và ngáp liên tục.
- Lông xơ xác.
- Chảy nước mắt, nước mũi rất nhiều.
- Mỏ thường chảy máu.
- Lúc này, bạn cần cách ly gà ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh dịch. Bệnh này rất dễ gặp ở gà con nên người nuôi cần cho gà uống kháng sinh trong 72h sau khi nở.
Cách điều trị bệnh:
Đầu tiên, bạn cần bổ sung các chất điện giải, thuốc bổ và thuốc chống xuất huyết cho gà bị bệnh. Sau đó tiến hành điều trị theo 1 trong 2 cách sau:- Cách 1: Dùng 1g CCRD với 1g Hepaton hoặc Gentafam-1 và 1g Super vitamin. Pha với 1 lít nước và cho gà uống đều đặn trong 4-5 ngày.
- Cách 2: Dùng 1g CCRD kết hợp Tydox TA hoặc 1g Anti CRD.LA và 1g Doxyvit. Cũng pha với 1 lít nước và cho gà uống 4-5 ngày liên tiếp.